Những Dự Án Tiềm Năng Trong Mảng RWA
Apisus - Feb 01, 2024
Thị trường Blockchain là một ngành tương đối mới, có nhiều tiềm năng phát triển. Nhưng hiện tại, vấn đề ứng dụng công nghệ Blockchain hay Crypto vào đời sống thực tế là chưa lớn. Điển hình là DeFi, nền tài chính phi tập trung cũng chỉ đang hỗ trợ cho các tài sản Crypto là chính, giúp luân chuyển tài sản Crypto trên không gian Blockchain.
DeFi là một thị trường tài chính mở, có tốc độ phát triển rất nhanh. Từ năm 2018, thị trường này đã bắt đầu với những con số nhỏ nhất, cho đến nay DeFi đang có TVL khoảng 40 tỷ đô. Tuy con số này không quá lớn đối với quy mô của một thị trường tài chính nhưng nó thể hiện tính khả thi của nền tài chính mở với tốc độ phát triển rất nhanh.
Thị trường DeFi từng đạt giá trị cao nhất chưa đến 180 tỷ đô, trong khi thị trường truyền thống lại có khoảng 900 nghìn tỷ đô. Giá trị của thị trường truyền thống lớn gấp hàng chục nghìn lần so với thị trường DeFi. Vậy tại sao không đưa khối lượng tài sản thực ấy vào Blockchain.
Đây là một kế hoạch lớn, có nhiều dự án trong Blockchain đã và đang phát triển các sản phẩm. Các sản phẩm đó ra đời để hỗ trợ người dùng từ nền tài chính truyền thống tiếp cận với Crypto, công nghệ chuỗi khối. Và nó cũng giúp người dùng trên DeFi tiếp cận với các tài sản thực với mục đích đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận.
Trong Crypto, các dự án có những sản phẩm nói trên thuộc mảng Real World Assets. Thuật ngữ này không quá mới mẻ nhưng gần đây thị trường bắt đầu bắt đầu chú ý đến nó. Vậy Real World Assets là gì? Tiềm năng của mảng này như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu hiểu ở bài viết này nhé!
Real World Assets (RWA) hay còn gọi là tài sản thế giới thực, là tài sản có giá trị trong thực tế, ngoài thế giới blockchain và tiền điện tử. Đây có thể là tài sản truyền thống như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, hoặc các tài sản khác có giá trị thực tế.
RWAs được token hóa hoặc biểu diễn trên Blockchain để tạo ra các phiên bản kỹ thuật số của chúng, cho phép các nhà đầu tư tham gia vào thế giới tài chính truyền thống hoặc ngược lại thông qua các nền tảng Blockchain và DeFi. Việc sử dụng RWAs đem lại lợi ích cải thiện thanh khoản, tăng cường khả năng tương tác giữa thế giới blockchain và thực tế.
Real World Assets đã có những bược phát triển đầu tiên với các dự án như MakerDAO, Goldfinch, TrueFi,... Đưa ra một vài mô hình như chấp nhận tài sản như trái phiếu chính phủ làm tài sản thế chấp, mã hóa các tài sản thế giới thực vào chuỗi khối, cho phép người nắm giữ tài sản Crypto đầu tư vào tài sản thế giới thực.
Đầu tiên những sản phẩm liên quan đến Real World Assets chỉ dừng lại ở trái phiếu chính phủ. Hiện tại có thể đưa tất cả các tài sản thực lên Blockchain. Nhưng để đảm bảo nhất thì những tài sản này phải có giá trị và thanh khoản cao như trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa (vàng, bạc,...), chứng chỉ quỹ.
Tiềm năng lớn mà chúng ta thấy rất rõ đó là đưa khối lượng lớn tài sản từ thế giới thực Blockchain, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của DeFi mà nó làm bùn nổ cả ngành Crypto và Blockchain. Chỉ một phần trăm tài sản thế giới thực đổ vào DeFi thì nó sẽ khiến DeFi tăng trưởng gấp hàng chục, hàng trắm lần.
Mảng Real World Assets còn là cầu nối để người dùng từ truyền thống tiếp cận với Crypto. Họ có thể dùng tài sản thực thế chấp để tạo vốn đầu tư thêm vào thị trường Crypto. Người dùng từ DeFi cũng có thể dùng tài sản Crypto để làm vốn đầu tư vào các tài sản ở thế giới thực. Mục đích chúng của cả hai vẫn là tìm kiếm lợi nhuận.
Real World Assets mở ra kỷ nguyên giao thương giữa tài chính phi tập trung và tài chính tập trung. Tạo thị trường toàn cầu cho tất cả các loại tài sản. Ngay cả người Việt Nam cũng có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ hay trái phiếu của tất cả các nước, cổ phiếu của các công ty đều có thể dùng làm tài sản thế chấp để vay tài sản Crypto.
Hai thị trường tiếp cận nhau giúp tăng quy mô của thị trường tài chính thế giới. Cả hai đều hỗ trợ nhau cùng phát triển, tài sản thế giới thực giúp làm tăng vốn cho thị trường Crypto và ngược lại. Thị trường nào cũng tiếp cận được khách hàng mới một cách tự nhiên.
MakerDAO là một giao thức CDP có TVL xếp thứ 3 trong thị trường DeFi. Dự án cho phép người dùng thế chấp tài sản để vay Stablecoin là DAI. Ban đầu giao thức chỉ chấp nhận tài sản là Token. Sau đó, dự án được thông qua đề xuất chấp nhận tài sản Real World Assets.
Kể từ khi chấp nhận Real World Assets, TVL và người dùng trên MakerDAO tăng tưởng nhanh chống. Real World Assets chiếm hơn 50% tài sản trong kho tiền của MakerDAO.
Chưa dừng lại ở đó, MakerDAO còn gửi một phần tài sản USDC trong kho tiền đến Coinbase để kiếm lãi suất. Ngoài ra, Maker còn có kể hoạch dùng Stablecoin trong kho tiền đi mua các trái phiếu ngắn hạn. Nhằm tăng thêm lợi nhuận từ tài sản trong kho tiền.
MakerDAO giúp người nắm giữ tài sản từ thế giới thực có thể tiếp cận với tài sản Crypto trong thị trường DeFi. Nhưng với sản phẩm mang tài sản từ kho tiền của MakerDAO đi mua trái phiếu ngắn hạn thì hơi rủi ro. Nếu có một lượng lớn người dùng rút tiền thì giao thức sẽ không đáp ứng kịp hoặc thị trường biến động lớn dẫn đến thanh lý hàng loạt.
Maple Finance là giao thức cho vay tín chấp, kết nối giữa bên cho vay và bên vay. Giao thức hỗ trợ 2 loại hình vay là vay có thời hạn cố định và vay có thời hạn mở. Maple Finance có ba bên liên quan chính: người đi vay, người cho vay và nhóm đại biểu.
Maple Finance trước đây tập trung vào cho vay không thế chấp, nhưng nó ngày càng tập trung vào các khoản vay dựa trên RWA. Trước đây, hoạt động cho vay tiền điện tử không thế chấp đã khiến Maple gặp khó khăn, hơn 50 triệu USD nợ khó đòi.
Ngày nay, Maple Finance là một trong những công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tín dụng tư nhân, với hơn hơn 332 triệu USD dư nợ cho vay.
Centrifuge là dự án xây dựng trên Polkadot, kết nối tài sản thế giới thực vào DeFi. Cung cấp cơ sở hạ tầng để các dApp khác dễ dàng mở rộng tích hợp tài sản thế giới thực. Gần đây, Centrifuge ra mắt sản phẩm có tên là Prime được tạo ra để đưa thị trường tín dụng trong thế giới thực đến với các tổ chức, giao thức và stablecoin phi tập trung.
Thông qua Centrifuge Prime, các tổ chức có thể xây dựng danh mục tín dụng phù hợp với nhu cầu chính xác của họ. Thay vì mua một đề nghị chung chung, các nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro cụ thể và thời hạn đầu tư của riêng họ.
Với lợi nhuận bắt đầu từ 4% và mở rộng đến hơn 13%, Centrifuge Prime cung cấp một loạt giải pháp để đáp ứng nhu cầu của bất kỳ tổ chức hoặc giao thức nào.
JustLend là giao thức Lending có TVL lớn nhất hệ sinh thái TRON. Dự án vừa ra mắt sản phẩm giúp người dùng DeFi đầu tư gián tiếp vào tài sản thế giới thực. Cụ thể là người dùng gửi USDT vào để nhận lại stUSDT. Và tiền của bạn sẽ được dùng để đầu tư vào tài sản thực được đề xuất từ JustLend DAO.
Sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, giải quyết một vấn đề lớn trong DeFi là khả năng sinh lợi của Stablecoin khá thấp. Nhưng rủi ro là tài sản ở thế giới thực không sinh ra lãi hoặc thanh khoản để chuyển tài sản giữa DeFi và CeFi.
Những vấn đề trên có thể khiến việc liên kết giữa tài sản gửi trong Crypto đến với tài sản thưucj gặp khá nhiều hạn chế. Ví dụ để USDT của người dùng đổi thành đô la, sau đó dùng đô la để đầu tư vào tài sản thực, cho đến khi rút tiền thì từ tài sản thực bắt đầu chuyển đổi ngược lại.
Thị trường RWA và DeFi đang vô cùng nhỏ so với lượng tài sản vô cùng lớn ngoài đời thực. Kết nối được với thị trường tiềm năng này sẽ có cơ hội tăng tốc độ phát triển cho ngành nhanh hơn nữa. Nên ở chu kỳ sắp tới, mảng này sẽ là một quân bài chiến lược hoặc là trend lớn trong thị trường.
Nếu đúng theo tầm nhìn này thì chúng ta cần tập trung vào đâu để tìm cơ hội đầu tư. Theo mình thì đầu tiên cần các nền tảng hoặc giao thức hỗ trợ mã hóa RWA thành Token, sau đó sẽ cần các giao thức hỗ trợ cho nhu cầu lưu chuyển của RWA Token như DEX, Lending, CDP, Farming,... Hoặc là các giao thức trực tiếp chấp nhận tài sản RWA làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.
Hay một ngách mà các dự án có thể đánh vào đó là đưa người dùng Web 3 tiếp cận với RWA. Giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Để thực hiện cho các kế hoạt này thì Crypto phải cần có những đánh giá cụ thể về các sản phẩm trong RWA. Và các tài sản RWA phải có thanh khoản tốt để thuận tiện trong việc thanh lý. Vấn đề này cần có bên thứ ba có chuyên môn thực hiện.
Tất nhiên là quá trình luận chuyển tài sản giữa thế giới thực với Blockchain sẽ có thười gian châm trễ. Đây là một trong những rủi ro lớn nhất trong việc ứng dụng Blockchain vào RWA. dApp hay nền tảng nào có thể hỗ trợ tốt hoặc đưa ra các giải pháp cho vấn đề này sẽ có cơ hội phát triển.
Việc đưa RWA vào Blockchian là một nhu cầu tất yếu, nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường tiền mã hóa mà nó còn giúp thị trường truyền thống phát triển. Giai đoạn đầu nên mảng này còn sơ khai và vấn đề chưa giải quyết. Nhưng cho đến khi nó đầy đủ sản phẩm, người dùng chấp nhận sẽ là một cú nổ lớn cho Crypto.
Như vậy mình đã làm rõ Real World Assets là gì? Hy vọng bài viết mang lại cho bạn một góc nhìn mới và nhiều kiến thức hữu ích!