Dự Án Nào Sẽ Dẫn Đầu Xu Hướng Liquid Native Restaking
Apisus - Feb 11, 2024
Cuộc đua Liquid Native Restaking ngày càng trở nên hấp dẫn với hai cái tên lớn nhất bao gồm Ether.fi và Puffer Finance, hình ảnh này làm mình nhớ lại cuộc đua song mã giữa Lido Finance và Rocket Pool trong quá khứ khi mà mỗi dự án đại diện cho một lợi ích khác nhau.
Vậy giữa Ether.fi và Puffer Finance thì ai mới thực sự nổi bật thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Liquid Native Restaking và Liquid Restaking đều được ra đời để giải quyết những vấn đề trên EigenLayer. Và từ những vấn đề khác nhau mà chúng ta có những xu hướng khác nhau.
Từ hai ví dụ trên hẳn mọi người đã hiểu về sự khác biệt của 2 mảng này.
Với việc chỉ cần tối thiểu 1 - 2 ETH thậm chí không cần ETH một người thông thường có thể vận hành được Validator trên mạng trên Ethereum và EigenLayer, từ đó mang về nguồn lợi nhuận có thể lên đến hàng chục phần trăm mỗi năm thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người mong muốn tham gia bởi vì tỷ lệ Risk - Reward quá hấp dẫn.
Bên cạnh đó, các dịch vụ AVS của EigenLayer không bị giới hạn nó sẽ ngày càng, ngày càng mở rộng hơn nữa. Khi dịch vụ của EigenLayer ngày càng mở rộng thì lợi nhuận cho các Node Operators sẽ ngày càng cao từ đó số lượng Node Operators càng tăng lên mà khi Node Operators tăng lên thì EigenLayer sẽ phi tập trung hơn, mà EigenLayer càng phi tập trung thì sẽ càng nhiều bên sử dụng dịch vụ của họ. Từ đó kiến tạo nên một vòng tròn tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
Bên cạnh đó, trong tương lai khi dịch vụ ngày càng trở nên da dạng thì nó cũng sẽ phù hợp hơn nữa với đa dạng các nhu cầu của các Node Operators.
Dựa trên một số những lí do trên mà mình tin tưởng Liquid Native Restaking sẽ sớm bùng nổ và duy trì được mức độ phát triển của mình.
Để đánh giá về công nghệ của Ether.fi và Puffer Finance chúng ta cần đánh giá đến cả mức độ ảnh hưởng của nó đến với người dùng. Người dùng trên Ether.fi và Puffer Finance bao gồm hai loại là người dùng staker thông thường và người dùng là các Node Operator (những người tham gia vận hành Validator). Chúng ta cần trả lời được một số câu hỏi như:
Mặc dù đều là hai dự án thuộc mảng Liquid Native Restaking đều có cơ chế hoạt động cơ bản khá giống nhau nhưng lại có những đặc điểm khác nhau. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với mô hình hoạt động cơ bản bao gồm:
Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với eETH. eETH là một Rebasing Token giống như stETH của Lido Finance. Ví dụ như người dùng stake 1 ETH trên Ether.fi đến nhận về 1 eETH và đi kèm với đó APY là 10% thì sau 1 năm thì 1 eETH của họ sẽ tự động tăng lên dần dần và chạm 1.1 eETH vào thời điểm 1 năm sau, từ đây người dùng có thể đổi 1.1 eETH thành 1.1 ETH. Ưu điểm của mô hình này là vô cùng trực quan và thân thiện với người dùng. Tuy nhiên bên cạnh đó với việc tổng cung giãn nở liên tục thì nó cũng tạo ra vấn đề về khả năng tương thích với DeFi & tạo ra thêm nhiều rủi ro đối với các giao thức AMM, Lending & Borrowing,...
Khác với eETH thì pufETh sử dụng mô hình Reward-bearing Tokens giống như rETH của Rocket Pool. Đây được coi là một mô hình token cải tiến so với Rebasing Token khi mà tổng cung của pufETh luôn bằng với lượng ETH hoặc LST Token được đưa vào giao thức từ đó giải quyết được các vấn đề của mô hình trên. Ví dụ như người dùng đưa 1 ETH của mình vào Puffer Finance để nhận về 1pufETH với APY 10% thì sau 1 năm vẫn sẽ chỉ là 1 pufETH tuy nhiên khi đổi sang ETH thì 1pufETH = 1.1 ETH.
Tuy nhiên, về độ thân thiện và trực quan thì nó sẽ không bằng so với Rebasing Token.
Bên cạnh câu chuyện so sánh về tương tác giữa 2 giao thức với các Staker và các Node Operator thì chúng ta cùng đi vào công nghệ của 2 dự án. Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ mà Ether.fi đang sử dụng đó chính là công nghệ DVT giúp nhiều Node Operator vận hành 1 Validator. Ưu điểm của nó là Validator sẽ hoạt động liên tục, rủi ro bị offline là rất thấp và quan trọng hơn nữa là phi tập trung mạng lưới Ethereum. Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là lợi nhuận của 1 Validator bị chia 5 sẻ 7, yêu cầu về phần cứng cũng không bị giảm và công nghệ này được Ether,fi sử dụng của Obol Network chứ không phải của chính mình phát triển.
Đến với Puffer Finance thì họ có phần đa dạng hơn. Công nghệ của Puffer đang phát triển bao gồm Secure-sign và RAVe, đặc biệt hơn nữa tính ứng dụng của nó đâu đã được chứng minh khi mà Ethereum Foundation đã tài trợ cho Puffer Finance để phát triển 2 công nghệ này.
Có thể công nghệ ban đầu của Puffer Finance chưa hỗ trợ nhiều về tính phi tập trung mà nó tập trung vào việc bảo vệ Validator Key một cách an toàn nhất để tránh slashing. Trong tương lai gần, đội ngũ phát triển của Puffer Finance đang nghiên cứu và phát triển công nghệ Fractal DVT - phiên bản nâng cấp của công nghệ DVT hiện nay, khi đó Puffer Finance sẽ giải quyết bài toán phi tập trung của mạng lưới.
Thông thường mỗi dự án sẽ có nhiều các chiến lược phát triển khác nhau. Đối với Ether.fi sẽ có một số các chiến lược nổi bật như sau:
Đầu tiên là những chiến lược mình thực sự ấn tượng đối với Ether.fi đó chính là đội nhạy bén với thị trường. Ngay khi cảm thấy thị trường đang ở giai đoạn vừa chín thì Ether.fi công bố sản phẩm của mình, mặc dù sản phẩm chưa đầy đủ và chưa thể vận hành được ngay nhưng họ vẫn ra để thu hút dòng tiền.
Bên cạnh đó, Ether.fi cũng nhanh chóng ra mắt chương trình Earn Point trực tiếp từ giao thức, chia sẻ lại 100% EigenLayer Point chính điều này lại càng làm dòng tiền đổ về Ether.fi mạnh mẽ hơn nữa. Cùng với việc ra mắt Loyal Point thì Ether.fi đâu đó đã chuẩn bị cho việc sau khi ra mắt Token, triển khai Airdrop và kế hoạch giữ chân người dùng.
Còn nếu chúng ta nhìn sang Puffer Finance thì chúng ta thấy được sự thận trọng, chậm rãi của đội ngũ phát triển. Tuy nhiên, với sự ra mắt của hàng loạt những cái tên như EigenPie, Kelp DAO, Renzo Protocol,... thì ngay lập tức đội ngũ phát triển của Puffer Finance đã có sự thay đổi về góc nhìn. Nỗi lo về việc bị mất thị phần lên cao nên Puffer cũng phải cho ra mắt sản phẩm sớm tất nhiên ra mắt giống với Ether.fi, sẽ không chờ sản phẩm hoàn chỉnh.
Như dự kiến trước đó Puffer Finance sẽ cho ra mắt sản phẩm vào Quý 2/2024 thì họ đã phải cho ra mắt sản phẩm sớm hơn và rất nhanh chóng, họ vượt qua nhiều cái tên lớn trong thị trường như Kelp DAO, Renzo Protocol hay EigenPie và hiện tại chỉ đứng sau Ether.fi. Thực tế, đội ngũ phát triển của Puffer Finance đã vô cùng tinh tế chỉ bằng 1 tin tức duy nhất là Binance Labs đầu tư trực tiếp vào Puffer Finance để thay đổi vị thế của mình trong cuộc chơi Puffer Finance.
Chỉ bằng 1 tin tức duy nhất mà Puffer Finance đã lật ngược thế cờ trong cuộc đua Liquid Restaking. Trong thời gian sắp tới chúng ta cần theo dõi thêm chương trình Earn Point của Puffer Finance và các Quest xem có gì đặc biệt và thú vị hơn so với Ether.fi hay không?
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với chiến lược trong việc thu hút các nhà phát triển. Đầu tiên với Ether.fi họ đưa ra đa dạng các sự lựa chọn cho các Node Operators như:
Khác với Ether.fi thì Puffer Finance chủ động tiếp cận Bonded Model. Mô hình này mặc dù không yêu cầu các người dùng phải KYC với dự án. Chính vì vậy, điều này sẽ làm chậm sự phát triển về số lượng Node Operators của Puffer so với Ether.fi tuy nhiên nó sẽ an toàn hơn khi có những sự kiện slashing xảy ra.
Tất nhiên đây chỉ là một phần nhỏ trong một chiến lược rộng để thu hút người dùng tham gia trở thành Node Operators. Một số các thông số chúng ta cần chú ý trong tương lai có thể kể đến như:
Một trong những yếu tố quan trọng không kém chính là sự hỗ trợ trực tiếp từ phía dự án.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với chiến lược xây dựng thanh khoản & Use Case cho tài sản phái sinh thì xem Ether.fi & Puffer Finance đang ở đâu. Rõ ràng, với việc ra mắt trước thì eETH của Ether.fi đang trở nên phổ biến trong khi đó pufETH mới chỉ được ra đời trong thời gian gần đâu. Chính vì vậy, chúng ta sẽ quan sát điều này kĩ hơn trong tương lai.
Thực tế chỉ ra rằng cả đội ngũ của Ether.fi và Puffer Finance đều chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như thành tựu trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, nếu xét kinh nghiệm làm việc trong Web2 thì đội ngũ phát triển của Puffer Finance có phần nhỉnh hơn một chút khi Co Founder & CEO của Puffer từng làm Data Scientist tại Nasa trong vòng hơn 5 năm.
Tiếp theo chúng ta đến với đội ngũ Investor thì:
Rõ ràng, Puffer Finance ở thời điểm hiện tại kêu gọi tổng số vốn lên tới $6.1M trong khi đó Ether.fi chỉ có $5.3M, không chỉ vậy Puffer còn được chống lưng bởi Binance Labs, Ethereum Foundation,... thì chúng ta dễ dàng nhận ra Puffer có phần uy tín hơn so với Ether.fi.
Có lẽ ở thời điểm hiện tại sẽ khá khó để so sánh giữa Ether.fi & Puffer Finance, thậm chí cũng còn là quá sớm để dự đoán xem ai sẽ là người chính thắng trong cuộc đua Liquid Native Restaking bởi vì cả hai dự án chỉ mới bắt đầu những chặng đường đầu tiên của mình. Tuy nhiên, nếu để đánh giá tại ngay thời điểm hiện tại thì mình có phần nghiêng về Puffer Finance hơn bởi vì:
Tuy nhiên nếu bạn đặt niềm tin vào Ether.fi & Puffer Finance thậm chí bullish về tương lai của Liquid Native Restaking thì sẽ có một số các yếu tố sau để mọi người tham khảo và theo dõi:
Ether.fi & Puffer Finance là 2 dự án dẫn đầu trong mảng Liquid Native Restaking. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những góc nhìn mới lạ, khách quan và độc đáo về Ether.fi & Puffer Finance.